Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

42A.

Nhan Tử viết :Điểu cùng tắc trác , thú cùng tắc quặc , nhân cùng tắc trá , mã cùng tắc trật . Tự cổ cập kim , vị hữu cùng kỳ hạ nhi năng vô nguy giả dã . Trước  ý tài hoa hoa bất phát , vô tâm sáp  liễu liễu thành âm .

* Dịch nghĩa:-

Chim cùng đường thì mổ, thú cùng đường thì vồ, người cùng đường thì gian trá, ngựa cùng đường thì đá.  Từ xưa đến nay chưa có ai đẩy kẻ dưới vào đường cùng mà không gặp nguy cả.  Có ý trồng hoa, hoa không phát triển, vô tâm cắm liễu, liễu rũ thành bóng râm.


*Diễn ca :-

Cùng đường chim cứ mổ bừa,
Thú thì vồ đại, người ưa dối người.
Cùng đường, ngựa đá hậu thôi,
Xưa nay kẻ dưới bị "chơi" tới cùng.
Thường là họ cũng nổi khùng,
Chén đất, chén sứ vỡ chung là hòa.
Trồng hoa, hoa chẳng trổ hoa,
Cắm chơi cành liễu, lòa xòa bóng râm.

41A.

Thuyết  Uyển vân :Quan đãi ư hoạn thành , bệnh gia ư thiếu dũ , hoạ sinh ư giải đoạ  , hiếu suy ư thê tử . Sát thử tứ giả thận chung như thủy  .

* Dịch nghĩa:-

Sách Thuyết Uyển nói:  Quan trễ nãi vào lúc địa vị hình thành, bệnh nặng thêm vào lúc đỡ bớt, họa sinh ra ở lúc lười nhác ỷ y, hiếu suy kém  khi bận bịu vợ con.  Xét kỹ bốn điều ấy để thận trọng lúc cuối như lúc đầu.
 


*Diễn ca :-
Quan ngồi vững ghế mới lười,
Bệnh thường trở nặng khi người đỡ đau.
Thảnh thơi họa mới đến sau,
Hiếu sa sút lúc bắt đầu vợ con.
Cẩn thận nhớ giữ cho tròn,
Trước sao sau vậy mới không sai lầm.

40A.

Dịch viết : Đức vi nhi vị tôn , trí tiểu nhi mưu đại , vô họa  giả tiễn  hĩ .


* Dịch nghĩa:-

Kinh Dịch nói:  Ðức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà mưu lớn, rất ít kẻ không gặp họa vậy.
 


*Diễn ca :-
Ðức hèn kém, chiếm ngôi tôn qúi,
Thật khó bề khỏi bị tai ương.
Trí vừa đủ quản một phương,
Ðem ra trị nước, khó đương mọi bề.
Kẻ tham vọng chẳng hề nhận kém,
Lại không ưa kẻ dám trái lời.
Chỉ nghe miệng lưỡi xu thời,
Gây nên bao cảnh hại người, hại ta.

39A.

Liêm Khê tiên sinh viết :Xảo giả ngôn , chuyết giả mặc . Xảo giả lao , chuyết giả dật . Xảo giả tặc , chuyết giả đức . Xảo giả hung , chuyết giả cát . Ô  hô !Thiên hạ chuyết , hình chính  triệt , thượng an hạ thuận , phong thanh tệ tuyệt .


* Dịch nghĩa:-

Chu Liêm Khê nói:  Kẻ khôn khéo thì nói, kẻ vụng về làm thinh.  Kẻ khôn khéo thì nhọc, kẻ vụng về rảnh rỗi.  Kẻ khôn khéo thì gây hại, kẻ vụng về giữ đức.  Kẻ khôn khéo gặp việc dữ, kẻ vụng về gặp việc lành.  Hỡi ôi!  Thiên hạ vụng về thì việc sử dụng hình phạt phải dẹp bỏ, ở trên yên, ở dưới thuận, phong tục trong sáng, tệ nạn chấm dứt!


*Diễn ca :-
Kẻ khéo ăn nói hùng hồn,
Kẻ vụng chỉ còn dựa cột mà nghe.
Kẻ khéo xông xáo mọi nghề,
Kẻ vụng rảnh rỗi, yên bề vô tâm.
Kẻ khéo dễ vấp lỗi lầm,
Kẻ vụng âm thầm để đức cho con.
Kẻ khéo việc dữ đổ dồn,
Kẻ vụng trái lại, chỉ còn việc hay.
Hỡi ôi!  Thiên hạ ngày nay,
Nếu toàn vụng dại, chẳng ai vào tù!
Trên yên, dưới thuận êm ru,
Phong tục trong sáng, thói hư chẳng còn!


*Chú thích:-
Chu Liêm Khê:  tức Chu Ðôn Di (1017 - 1073) nhà Lý học lừng danh đời Tống.

38A.

Tử viết :Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã . Bất tri lễ vô dĩ lập dã . Bất tri ngôn vô dĩ tri nhân dã . Hữu đức giả tất hữu ngôn , hữu ngôn giả bất tất hữu đức .


* Dịch nghĩa:-

Khổng Tử nói:  Không biết về Mệnh thì không lấy gì chứng tỏ là người quân tử.  Không biết lễ thì không lấy gì để đứng (giữa đời) được.  Không biết về cách nói năng thì không lấy gì để biết người. Kẻ có đức tất có cách nói năng, kẻ biết cách nói năng chưa chắc có đức.


*Diễn ca :-

Người quân tử lạc thiên, an mệnh,
Không mưu toan bứt phá đổi đời.
(Vẫy vùng để tạo cơ ngơi,
Giữ sao vẹn được những lời dạy xưa?)
Phải đứng vững trên đời bằng lễ,
Chẳng kính nhường, chẳng thể làm người.
Trong khi bàn bạc, nói cười,
Hiểu sao cho đúng mọi lời đổi trao?
Hiểu đúng ý, biết nhau mới rõ,
Mới cùng nhau cởi bỏ bất đồng.
Một khi đạo đức đầy lòng,
Lời lời phát biểu sáng trong làu làu...
Gặp những kẻ chuốt trau lời lẽ,
Giọng ngọt ngào san xẻ cửa nhà.
Ðề phòng bụng dạ xấu xa,
Phần đức trống rỗng, ba hoa gạt người...

37A.

Công tâm nhược tỉ  tư tâm , hà sự bất biện ?Đạo niệm nhược đồng tình niệm , thành Phật đa thời . Quá hậu phương tri tiền sự thác , lão lai phương giác thiếu thời phi .


* Dịch nghĩa:-

Lòng dành cho việc chung nếu so được như lòng dành cho việc riêng thì việc gì mà không Dịch  quyết xong?  Nghĩ đến đạo nếu bằng với nghĩ đến tình thì thành Phật lâu rồi.  Việc qua rồi, sau đó mới biết trước đó đã nhầm.  Già rồi mới biết thời trẻ sai quấy.


*Diễn ca :-
Việc chung hăng tựa việc riêng,
Thì bao nhiêu việc nhẹ tênh cả rồi.
Say đạo ngang say tình đời,
Thì bao nhiêu người thành Phật từ lâu.
Việc xong, nhầm lẫn thấy sau,
Nhận sai thời trẻ, lúc đầu bạc phơ.

36A.

Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết :Hữu nhân lai vấn bốc , như hà thị hoạ phước ?Ngã khuy nhân thị hoạ , nhân khuy ngã thị phước . Đại hạ thiên gian , dạ ngoạ bát xích . Lương điền vạn khoảnh , nhật thực nhị thăng . Bất hiếu mạn thiêu thiên thúc chỉ , khuy tâm uổng phần vạn lô hương . Thần minh bản  thị chính  trực tố , khởi thụ nhân gian uổng pháp tàng ?

Cửu trụ  lệnh  nhân tiện , tần lai thân dã sơ  . Đản khan  tam ngũ nhật , tương kiến bất như sơ .

Khát thời nhất trích như cam lộ , tuý hậu thiêm bôi bất như vô . Tửu bất tuý nhân , nhân tự tuý , Hoa bất mê nhân , nhân tự mê .


* Dịch nghĩa:-

Thiệu Khang Tiết nói:  Có người đến xem bói, hỏi thế nào là họa phước ?  Ta hại người là họa, người hại ta là phướ  Nhà lớn cả nghìn gian, đêm cũng chỉ nằm tám thước.  Ruộng tốt muôn khoảnh  (**) , ngày ăn hai thăng.  Kẻ bất hiếu đốt bừa nghìn bó giấy, kẻ xấu bụng đốt oan muôn lò hương.  Thần minh vốn chính trực, há chịu cho người đời hối lộ, bẻ cong phép tắc?

Ở lâu khiến người hóa hèn ra.  Ðến mãi thì kẻ thân thiết cũng thờ ơ.  Chỉ cần xem năm ba ngày gặp lại không bằng lúc mới đầu.

Lúc khát thì một giọt cũng quý như cam lộ.  Say rồi thì thêm một chén không bằng không thêm.  Rượu không làm người say mà là người tự làm mình say.  Hoa không mê hoặc người mà là người tự tìm sự mê hoặc.


*Diễn ca :-
Có người đến bói Dịch,
Hỏi:  "Họa phước đâu ra?"
- Họa khi hại người khác,
Phước khi người hại ta.
Ðêm chỉ nằm tám thước,
Dẫu có nghìn gian nhà.
Ngày ăn hai thăng gạo,
Dẫu ruộng tốt bao la,
Ðốt cả núi hàng mã,
Tưởng báo hiếu mẹ cha.
Xông hương trầm nghi ngút,
Tưởng tội lỗi được tha.
Thần linh vốn ngay thẳng,
Hối lộ dễ đâu mà!
Mùi trầm cùng tro giấy,
Bẻ cong phép tắc à?
Ở lâu sinh nhờn mặt,
Ðến hoài tình phôi pha.
Thử ở năm ba bữa,
Thấy khác lúc đầu xa!
Ðang khát, quý từng giọt,
Say rồi, coi như pha!
Say rượu tại cố uống,
Mê hoa chẳng tại hoa.
 

*Chú thích:-

Tám thước:  (thước cổ) tương đương 1m 92.

Khoảnh:  (đơn vị đo lường cổ) tương đương 50 ha.

35A.

Kinh mục chi sự do khủng vị chân , bối hậu chi ngôn khởi túc thâm tín ?Nhân bất tri kỷ quá , ngưu bất tri lực đại . Bất hận tự gia ma thằng đoản , chỉ  khủng tha nhân cổ tỉnh thâm . Nghiêu  hạnh  thoát , vô cô báo . Tàng lạm mãn thiên hạ , tội câu phước bạc nhân . Nhân tâm tự thiết , quan pháp như lô .
* Dịch nghĩa:-

Việc xảy ra trước mắt còn sợ chưa thật, lời nói sau lưng há đủ đáng tin?  Người không biết mình lỗi, trâu không biết sức lớn.  Không giận dây gai của mình ngắn mà chỉ sợ giếng cổ của người khác sâu. (Kẻ phạm tội) may mắn thoát, kẻ không phạm tội lại phải đền tội.  Kẻ lạm dụng quả tang khắp thiên hạ (nhưng) người phước mỏng bị ghép tội.  Lòng người như sắt, phép quan như lò.


*Diễn ca :-

Cái điều thấy rõ mười mươi,
Chắc gì khỏi bị chê cười là sai?
(Chọc que xuống nước gãy hoài,
Mắt thì thấy vậy nhưng sai quá chừng!)
Huống chi lời nói sau lưng,
Nghe qua rồi bỏ, xin đừng quá tin.
Người đời chẳng biết lỗi mình,
Loài trâu chẳng biết sức bền đến đâu.
Giếng kia mực nước quá sâu,
Múc không tới, trách để lâu cạn rồi!
Không hề nghĩ:  "Tại mình thôi,
Dây ngắn quá rồi, gàu múc trên cao.
Phạm tội lại thoát, may sao!
Kẻ không gây tội lại vào nhà giam.
Tham ô, lạm dụng tràn lan,
Chỉ người phước mỏng liên can tù đày.
Lòng người như sắt khó lay,
Phép quan lò nấu, chảy ngay mấy hồi.

34A.

Tử viết :Tri nhi bất vi , bất như vật tri . Thân nhi bất tín , bất như vật thân . Lạc chi phương chí , lạc nhi vật kiêu . Hoạn chi sở chí , tư nhi vật ưu .


* Dịch nghĩa:-

Khổng Tử nói:  Biết mà không làm, không bằng đừng biết.  Thân mà không tin cậy, không bằng đừng thân.  Ðiều vui vừa đến, vui nhưng đừng kiêu, hoạn nạn vừa đến, nghĩ đến nó nhưng đừng lo âu.


*Diễn ca :-
Hiểu biết nhưng chẳng chịu làm,
Hơn gì những kẻ cứ cam ngu đần?

Chẳng tin nhau, bảo rằng thân,
Hơn gì những kẻ chẳng cần biết nhau?
Chuyện vui dù lớn đến đâu,
Chớ nên kiêu ngạo làm đau lòng người.
Hoạn nạn xảy đến mười mươi,
Nghĩ đến cứ nghĩ, ưu tư xin đừng!

33A.

Cảnh Hạnh Lục vân :Đại trượng phu  kiến thiện minh , cố trọng danh tiết ư Thái Sơn ;Dụng tâm cương , cố khinh sinh tử ư hồng mao . Ngoại sự vô đại tiểu , trung dục vô thiển  thâm , Hữu đoán  tắc sinh , vô đoán  tắc tử , đại trượng phu  dĩ đoán  vi tiên .


* Dịch nghĩa:-

Sách Cảnh Hạnh chép:  Bậc đại trượng phu thấy điều thiện sáng tỏ cho nên coi danh tiết nặng hơn Thái Sơn, dụng tâm cứng cỏi cho nên coi sống chết nhẹ hơn lông hồng.  Việc bên ngoài không kể là lớn hay nhỏ, dục vọng trong lòng không kể là cạn hay sâu, có quyết đoán thì sống, không quyết đoán thì chết.  Ðại trượng phu lấy quyết đoán làm đầu.


*Diễn ca :-

Phàm là bản lĩnh đàn ông,
Coi trọng danh dự hơn hòn Thái Sơn.
Cái Tâm cứng cỏi chẳng sờn,
Nên coi cái chết nhẹ hơn lông hồng.
Việc dù lớn nhỏ mặc lòng,
Dục vọng sâu cạn không vui, chẳng buồn.
Việc đến tay, quyết đoán luôn,
Rụt rè, dè dặt, nói suông, chẳng hề!

32A.

Thiên quyển thi thư nan khước dị, nhất ban  y  phạn dị khước nan . Thiên vô tuyệt nhân chi lộ , nhất thân hoàn hữu nhất thân sầu . Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu . Khinh nặc giả tín tất quả , diện dự giả bối tất phi .


* Dịch nghĩa:-

Nghìn cuốn thi thư khó mà dễ.  Một món áo cơm dễ mà khó.  Trời không cắt đứt đường của người nhưng mỗi người còn có mỗi nỗi sầu.  Người không nghĩ xa tất có lo gần.  Kẻ "ừ" dễ dàng quá tất ít đáng tin cậy.  Kẻ khen trước mặt sẽ chê sau lưng.


*Diễn ca :-

Sử sách khó mà dễ,
Áo cơm dễ mà khó.
Trời nào đóng cửa ai?
Thế nhưng rầu vẫn có.
Kẻ chẳng biết lo xa,
Thì lo gần tất rõ.
Kẻ vâng lời nhẹ tênh,
Sẽ dễ dàng phủi bỏ.
Kẻ khen ào trước mặt,
Sau lưng sẽ chê đó!

31A.

Tử viết :Phú nhi khả cầu dã , tuy chấp tiên chi sĩ , ngô diệc vi chi , như bất khả cầu , tùng ngô sở hảo .


* Dịch nghĩa:-

Khổng Tử nói:  Giàu mà có thể tìm được, tuy làm tên lính cầm roi (đánh xe ngựa) ta cũng làm.  Nếu không thể tìm thì ta làm theo cái ta muốn.


*Diễn ca :-
Cái giàu nếu dễ kiếm ra,
Dù đánh xe ngựa thì ta cũng làm.
Còn như chẳng dễ gì ham,
Thì ta đeo đuổi cách làm ta ưa.

30A.

Cảnh Hạnh Lục vân :Năng tự ái giả vị tất năng thành nhân , tự khi giả tất võng nhân . Năng tự kiệm giả vị tất năng chu nhân , tự nhẫn giả tất hại nhân . Thử vô tha vi thiện nan , vi ác dị. Phú quí dị  ư vi thiện , kỳ vi ác dã diệc bất nan .

* Dịch nghĩa:-

Sách Cảnh Hạnh chép:  Kẻ giỏi thương mình chưa chắc giỏi làm cho người ta nên.  Kẻ tự dối mình tất dối người.  Kẻ tiết kiệm cho mình chưa chắc chu cấp cho người.  Kẻ nhẫn tâm với mình tất hại người.  Như thế không có gì khác là làm điều thiện khó, làm điều ác dễ.  Giàu sang dễ làm điều thiện, mà làm điều ác cũng không khó.


*Diễn ca :-

Thương mình chưa chắc thương người,
Dối mình, cầm chắc mười mươi dối người.
Kẻ tiết kiệm của thường dư,
Cũng dễ khước từ khi có người vay.
Mạng mình coi tựa cỏ cây,
Mạng người chắc cũng thẳng tay dễ dàng.
Chẳng qua điều thiện khó làm,
Ðiều ác thì dễ, chẳng ham vẫn rành.
Giàu sang làm thiện cũng nhanh,
Làm ác cũng chóng, tiến hành dễ hơn!

29A.

Gia Ngữ vân :Quân tử hữu tam tư bất khả bất sát dã . Thiếu nhi bất học , trường vô năng dã . Lão nhi bất giáo , tử vô tư dã . Hữu nhi bất thi , cùng vô dữ dã . Thị cố quân tử thiếu tư kỳ trường tắc vụ học , lão tư kỳ tử tắc vụ giáo , hữu tư kỳ cùng tắc vụ thi .


* Dịch nghĩa:-

Sách Gia ngữ nói:  người quân tử có ba điều lo không thể không xét vậy:  nhỏ mà không học, lớn không có khả năng, già mà không dạy, chết đi không ai nghĩ đến, có mà không bố thí, lúc cùng khốn chẳng ai cho.  Thế cho nên người quân tử lúc nhỏ nghĩ đến khi lớn thì lo học, lúc già nghĩ đến cái chết nên lo dạy.  Khi có nghĩ đến khi cùng khổ nên lo bố thí.


*Diễn ca :-
Ba cái lo lớn trên đời,
Nhỏ không học hỏi, lớn thời vô năng.
Già không truyền dạy tận tâm,
Chết không ai nhớ, ai khâm phục mình.
Khi giàu chẳng dốc nghĩa tình,
Sa cơ thất thế kẻ khinh người cười.
Lo xa, lúc trẻ không lười,
Lúc già chăm dạy cho người gắng công.
Lúc giàu bớt tiếc tiền nong,
Ðem ra giúp đỡ kẻ không có tiền.

28A.

Khoan tính khoan hoài quá kỷ niên ,
Nhân tử nhân sinh tại nhãn tiền .
Tuỳ cao tuỳ hạ tuỳ duyên quá ,
Hoặc trường hoặc đoản mạc mai  oán .
Tự hữu tự vô hưu thán tức ,
Gia bần gia phú tổng do thiên .
Bình sinh y  lộc tuỳ duyên độ ,
Nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tiên .


* Dịch nghĩa:-

Tính nhẹ nhõm lòng nhẹ nhõm được mấy năm rồi.  Người chết người sống ở trước mắt.  Gặp cao theo cao, gặp thấp theo thấp tùy từng lú  Có khi khá có khi kém không oán ngầm.  Có thì có, không thì không, chả than van.  Nhà nghèo hay giàu mặc lòng trời.  Cả đời hưởng lộc, cho phép mặc sao hay vậy.  Một ngày an nhàn là làm tiên một ngày.


*Diễn ca :-
Tâm hồn thanh thản mấy năm rồi,
Chết sống chuyện thường trước mắt thôi.
Cao thấp công danh không đếm xỉa,
Dở hay tài trí chẳng thừa hơi.
Dù không dù có thôi than thở,
Nghèo túng giàu sang phó mặc trời.
Cái mặc cái ăn sao cũng được,
An nhàn mới sướng nhất trên đời.

27A.

Mạc nhập châu nha dữ huyện nha ,
Khuyến quân cần kiệm tác sinh nha  (nhai) .
Trì đường tích thuỷ tu phòng hạn ,
Điền địa cần canh túc dưỡng gia .
Giáo tử giáo tôn tịnh giáo nghệ ,
Tài tang tài giá thiếu tài hoa .
Nhàn thị nhàn phi hưu yếu quản ,
Khát ẩm thanh tuyền muộn chử trà .

* Dịch nghĩa:-

Ðừng đến Châu nha với Huyện nha.  Khuyên ngươi cần kiệm để sinh nhai.  Ao vũng chứa nước phải phòng hạn.  Ruộng đất siêng cày đủ nuôi nhà.  Dạy con dạy cháu đều nên dạy nghề.  Trồng dâu trồng đố ít trồng hoa.  Chuyện phải quấy vặt vãnh đừng bận tâm.  Khát uống suối trong, buồn uống trà.


*Diễn ca :-
Chớ nên bén mảng chốn quan nha,
Cần kiệm làm ăn thế mới là!
Ao vũng nước nhiều phòng hạn hán,
Ruộng vườn cày cấy đủ nuôi nhà.
Dạy nghề này nọ cho con cháu,
Trồng đố, trồng dâu, bớt thích hoa.
Mọi chuyện thị phi đừng vướng bận,
Khát dùng nước suối, chán dùng trà.


*Chú thích:-
Ðố:  loài cây cho lá nuôi tằm, vỏ làm thuốc nhuộm, làm dây cung.

26A.

Hoa lạc  hoa khai khai hựu lạc  , cẩm y  bố y  cánh hoán trước  , hào gia vị tất trường phú quí , bần gia vị tất thường tịch mịch . Phù nhân vị tất thượng thanh tiêu , thôi nhân vị tất điền câu hác . Phàm sự khuyến quân mạc oán thiên , thiên ý ư nhân vô hậu bạc .


* Dịch nghĩa:-

Hoa rụng, hoa nở, nở xong lại rụng.  Áo gấm áo vải thay đổi nhau mặc.  Nhà hào phú chưa chắc cứ giàu mãi, nhà nghèo hèn chưa chắc lặng lẽ hoài.  Nâng người chưa chắc nâng tới trời xanh, đẩy người chưa chắc rơi đến khe mương.  Khuyên ngươi mọi việc không nên oán trời.  Ý trời không hậu với ai, không bạc với ai.


*Diễn ca :-

Hôm nay hoa rụng khắp trời,
Ngày mai hoa nở nơi nơi tía hồng.
Rồi ra rụng khắp tây đông,
Ðời người gẫm lại cũng không khác nào.
Hôm nay chức trọng quyền cao,
Ngày mai áo vải rơi vào dân đen.
Giàu nghèo đắp đổi luân phiên,
Chẳng ai bền bỉ liên miên một bề.
Xô người xuống tận đáy khe,
Mai kia người cũng lăm le lên bờ.
Nâng người lên tận mây trời,
Mai kia người cũng sẽ rơi xuống trần.
Ai ơi!  Xin chớ oán ngầm,
Trời kia phân phát mọi phần công minh.

25A.

Tử Đồng Đế Quân thuỳ huấn :Diệu dược nan y oan trái bệnh , Hoạnh tài bất phú mệnh cùng nhân . Khuy tâm chiết  tận bình sinh phước , Hành đoản thiên giáo nhất thế bần . Sinh sự sự sinh quân mạc oán , hại nhân nhân hại nhữ hưu sân . Thiên địa tự nhiên giai hữu báo , viễn tại nhi tôn cận tại thân . Dược y bất tử bệnh , Phật hoá hữu duyên nhân .

* Dịch nghĩa:-

Tử Ðồng Ðế Quân  buông lời dạy:  Thuốc hay không chữa được bệnh oan trái.  Của hoạnh tài không làm giàu được người mệnh cùng.  Lòng phụ bạc rút cạn hết phước bình sinh.  Nếu cư xử kém trời bắt nghèo cả đời.  Sinh sự tất sự sinh ngươi chớ oán.  Hại người tất người hại lại, mầy đừng cự nự.  Trời đất tự nhiên đều có báo đáp.  Xa thì đời con đời cháu, gần thì ở ngay đời mình.  Thuốc chữa thứ bệnh không chết, Phật hóa độ cho người có duyên lành.
 


*Diễn ca :-
Bệnh oan trái thuốc nào chữa nổi?
Của hoạnh tài chẳng đổi mạng nghèo.
Cả đời làm phước dẫu nhiều,
Trái lòng một việc, phước theo sạch liền!
Tính nết kém, liên miên nghèo túng,
Cán cân trời, cân đúng lòng trời.
Gieo gì gặt nấy mà thôi,
Khuyên ai chớ oán, buông lời sân si.
Trời lẳng lặng duy trì báo ứng,
Hoặc bản thân, hoặc hướng cháu con.
Thuốc hay chỉ chữa người còn,
Phật chỉ hóa độ tâm hồn có duyên.


*Chú thích:-
Tử Ðồng Ðế Quân:  Nhân vật vô cùng kỳ lạ trong đức tin người Trung Quốc (có lẽ khó được giới nghiên cứu tiếp thu).

Lúc đầu ông là người thường, có tên là Trương Á Tử tức Trương Dục người núi Thất Khúc, làm quan đời Tấn (thế kỷ IV).  Năm Ninh Khang 2 (394) đời Hiếu Vũ đế nhà Ðông Tấn, ông tự xưng Thục vương khởi nghĩa chống nhà Tiên Tần, tử trận chôn ở núi Thất Khúc, thuộc quận Tử Ðồng.  Các đời Ðường, Tống về sau đều phong tặng ông tước Vương.  Ðến đời Nguyên Nhân Tông, năm 1316 ông được phong là Văn Xương Ðế Quân (!) cai quản... chùm sao Văn Xương (gồm sáu ngôi, phía tả chùm sao Bắc Ðẩu).

Truyền thuyết kể rằng Văn Xương Ðế Quân hóa thân xuống trần gian làm quan 73 lần đều thanh liêm nên được Thiên Ðế giao quản lý Quế Tịch (hồ sơ công danh) điều hành việc đỗ đạt, thăng thưởng.

Các đời Nguyên, Minh đều có lập Văn Xương Cung, Văn Xương Các, Văn Xương Từ, tế lễ trọng hậu cấp nhà nướ  Quy mô hoành tráng nhất là ở quận Tử Ðồng (nơi có lăng mộ Trương Á Tử).  Ở đấy còn xây dựng hàng loạt công trình phụ sử dụng như một trường đại học ngày nay.  Thánh đản được tổ chức thành lễ hội vào ngày 3 tháng 2 hàng năm.

(Tóm tắt tư liệu của Châu Quân Vũ)

24A.

Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết :

Nhàn cư thận vật thuyết  vô phương ,
Tài thuyết  vô phương tiện hữu phương .
Sảng khẩu vật đa chung tác bệnh ,
Khoái tâm sự quá tất vi ương .
Tranh tiên kính lộ cơ  quan ác ,
Quá hậu ngữ ngôn tư vị trường .
Dữ kỳ bệnh hậu năng phục dược ,
Bất nhược bệnh tiền năng tự phòng .

Nhiêu nhân bất thị si , quá hậu đắc tiện nghi . Cản nhân bất yếu cản thượng , tróc tặc bất như cản tặc .

* Dịch nghĩa:-

Thiệu Khang Tiết nói:  Lúc rảnh rang chớ nói là không hại gì.  Vừa nói không hại liền có hại.  Sướng miệng ăn nhiều rốt cuộc bị bệnh.  Gặp việc khoái ý tất có tai ương.  Tránh đi trước đường nhỏ gặp nạn bất ngờ.  Qua rồi lời lẽ nghiệm ra mùi vị thấm thía lâu.  Ðể lâm bệnh rồi mới tìm thuốc, không bằng biết tự phòng ngừa trước  Tha người không phải là dại.  Vì sau đấy sẽ gặp sự thuận lợi.  Ðuổi người chẳng nên đuổi chận đầu.  Bắt giặc không bằng đuổi giặc.


*Diễn ca :-

Chớ nên bảo "Chẳng hề gì!"
Dứt lời, có chuyện "hề gì" tới ngay.
Món ngon đánh chén no say,
Dễ sinh nên bệnh lo ngày lo đêm.
Thấy việc thú vị lại thèm,
Biết đâu chuốc họa nhiều thêm ích gì?
Lối hẹp, đi trước dễ nguy,
Nói sau mới đủ những gì hay ho.
Lâm bệnh, xuôi ngược chăm lo,
Chi bằng trước đấy phòng cho kỹ càng.
Tha người, há kém khôn ngoan?
Mai sau hẳn gặp dễ dàng cho ta.
Rượt người, hãy chớ rượt nà,
Bắt sống quân địch kém xa xua về.

23A.

Hồ Văn Định Công viết :Đại để nhân gia tu thường giáo hữu bất túc xứ , nhược thập phần  khoái ý , đề phòng hữu bất kháp hảo  sự xuất .

* Dịch nghĩa:-

Ông Hồ Văn Ðịnh nói:  Tất cả mọi người phải thường giữ cho có sự chưa đủ.  Nếu mười phần thỏa ý phải đề phòng xuất hiện cái không ăn khớp với việc tốt.


*Diễn ca :-
"Cái chưa đủ" buộc người đối phó,
Dịch  quyết nhanh khi có lôi thôi.
Cái Tâm đã định thế rồi,
Lôi thôi xảy đến vẫn coi chuyện thường.
"Cái khoái ý" mọi đường thỏa mãn,
Xem cuộc đời chẳng đáng bận tâm.
Chủ quan nên dễ sinh nhầm,
Tai ương xảy đến, thâm tâm rối bời...
Hồ Văn Định Công viết :Đại để nhân gia tu thường giáo hữu bất túc xứ , nhược thập phần  khoái ý , đề phòng hữu bất kháp hảo  sự xuất .

* Dịch nghĩa:-

Ông Hồ Văn Ðịnh nói:  Tất cả mọi người phải thường giữ cho có sự chưa đủ.  Nếu mười phần thỏa ý phải đề phòng xuất hiện cái không ăn khớp với việc tốt.


*Diễn ca :-
"Cái chưa đủ" buộc người đối phó,
Dịch  quyết nhanh khi có lôi thôi.
Cái Tâm đã định thế rồi,
Lôi thôi xảy đến vẫn coi chuyện thường.
"Cái khoái ý" mọi đường thỏa mãn,
Xem cuộc đời chẳng đáng bận tâm.
Chủ quan nên dễ sinh nhầm,
Tai ương xảy đến, thâm tâm rối bời...

22A.

Tam thốn khí tại thiên ban  dụng , nhất đán vô thường vạn sự hưu . Vạn vật mạc đào kỳ số , vạn ban  tường thuỵ bất như vô . Thiên bất sinh vô lộc chi nhân , địa bất sinh vô căn chi thảo . Đại phú do thiên , tiểu phú do cần , đại phú tắc kiêu , đại bần tắc ưu . Ưu tắc vi đạo , kiêu tắc vi bạo  . Mạc đạo gia vị thành , thành gia tử vị sinh , mạc đạo gia vị phá , phá gia tử vị đại . Thành gia chi nhi , tích phẩn như kim , Bại gia chi tử , dụng kim như phẩn  .


* Dịch nghĩa:-

Ba tấc hơi còn, dùng cả nghìn việc, một sớm gặp chuyện vô thường (tức chết đi) thì muôn việc đều thôi.  Muôn vật chẳng trốn nổi số, muôn thứ điềm lành chẳng bằng không.  Trời chẳng sinh người không lộc, đất chẳng sinh cỏ không rễ.  Giàu to do trời, giàu nhỏ nhờ siêng năng.  Giàu lớn thì kiêu, nghèo lớn thì lo.  Lo thì làm trộm, kiêu thì tàn bạo.  Chớ nói nhà chưa nên, con làm nhà nên còn chưa sinh.  Chớ nói nhà chưa tan, con làm nhà tan còn chưa lớn. Con làm nên nhà thì tiếc phân như vàng, con làm tan nhà, xài vàng như phân.
 


*Diễn ca :-
Còn hơi thở, còn xoay nghìn việc,
Tắt hơi rồi, ai thiết chi chi.
Số trời khi đã dứt đi,
Muôn điều lành tốt đều thì bằng không.
Trời sinh người cũng đồng hưởng lộc,
Ðất sinh cỏ đủ gốc rễ thôi.
Giàu to nhờ bởi số trời,
Giàu nhỏ là bởi cả đời siêng năng.
Kẻ giàu to, kiêu căng khinh bạc,
Kẻ nghèo to, phờ phạc lo âu.
Lo âu toan trộm nhà giàu,
Kiêu nhà giàu bạo chẳng bao giờ vừa.
Chớ nghĩ rằng nhà chưa phát đạt,
Chẳng qua con kích phát chưa sinh.
Ðừng cho nhà nọ vẫn yên,
Chẳng qua đứa phá chờ phiên trưởng thành.
Con nhà nên, quý phân như ngọc,
Con nhà hư, coi ngọc như phân.
Cơ trời biến chuyển xoay vần,
Nên, hư, tốt, xấu dần dần lộ ra...

21A.

Hán Thư vân :Khúc đột tỉ  tân vô ân trạch , tiêu đầu lạn ngạch vi  thượng  khách .


* Dịch nghĩa:-

Sách Hán thư nói:  Kẻ uốn cong ống khói, dời củi đi thì không được coi là có ơn, kẻ cháy tóc bỏng trán lại làm thượng khách.


*Diễn ca :-

(Chuyển thể thơ ngụ ngôn)

Hỏa hoạn ai cũng ngán,
Cỏ kẻ khuyên đề phòng.
Củi nên dời chỗ thoáng,
Ống khói nên nắn cong.

Lời khuyên, gác ngoài tai,
"Kẻ khuyên" đành tiu nghỉu.
Cả xóm hùa chê bai,
"Kẻ khuyên" bấm bụng chịu.

Quả nhiên xảy cháy nhà,
Tài sản hao hơn nửa.
"Kẻ khuyên" bận đi xa,
Lối xóm xúm dập lửa.

"Kẻ khuyên" đi xa về,
Tìm lời sang an ủi.
Thấy tiệc bày ê hề,
Chủ nhân như muốn đuổi:

- Quả là đồ xấu xa!
Chỉ rủa nhà ta cháy!
Giờ thì cháy thật rồi!
Chắc có kẻ vui đấy!

Lại quay sang khách mời:
- Phước may nhờ các vị!
Cụng ly một cái chơi!
Hoan hô người tận tụy!

"Kẻ khuyên" chua chát cười,
Như học trò thi hỏng:
"Mình tử tế mười mươi!
Nhưng nói ra lại... ngọng."

20A.

Tuân Tử  vân :Công sinh minh , thiên sinh ám . Tác đức sinh thông , tác nguỵ sinh tắc . Thành tín sinh thần , đản khoa sinh hoặc.


* Dịch nghĩa:-

Tuân Tử nói:  Công tâm sinh ra sáng suốt, thiên vị sinh ra tối tăm, làm theo đức thì trôi chảy, làm theo bịp bợm thì bế tắc.  Thật thà tin cậy sinh ra thần tình, dối trá khoác lác sinh ra ngờ vực.
 


*Diễn ca :-

Kẻ công tâm nói gì cũng đúng,
Thiên vị thường lúng túng vụng về.
Làm điều đức độ xuôi ghê,
Làm điều dối gạt như đê chận dòng.
Thần tình là kẻ thật lòng,
Lừa người thì mới thổi phồng, tán dương.

19A.

Tế Điên Hoà Thượng cảnh thế vân :Khán tận Di  Đà Kinh , niệm triệt Đại Bi Chú . Chủng  qua hoàn đắc qua , chủng  đậu hoàn đắc đậu . Kinh chú bản  từ bi , oán kết như hà cứu . Chiếu kiến bản  lai tâm , tố giả hoàn tha thụ , tự tác hoàn tự thụ .


* Dịch nghĩa:-

Hòa Thượng Tế Ðiên răn đời rằng:  Xem hết kinh Di Ðà, niệm sạch bài chú Ðại Bi thì trồng dưa vẫn được dưa, trồng đậu vẫn được đậu.  Kinh chú vốn từ bi, kết oan cứu sao được?Soi thấy cái Tâm vốn có, kẻ nào làm thì nấy chịu, mình tự làm thì tự chịu.


*Diễn ca :-

Kinh Di Ðà, chú Ðại Bi,
Thấm nhuần, thấu triệt, ích gì mấy đâu?
Một khi kết oán đã sâu,
Dẫu kinh cùng chú nhiệm mầu cũng thua.
Cha ông suy gẫm từ xưa,
Trồng đậu chẳng hái được dưa đâu mà!
Lẽ nhân quả chẳng buông tha,
Mình làm mình chịu, ai mà cứu ai?

18A.

Cảnh Hạnh Lục vân :Lợi khả cộng nhi bất khả độc , mưu khả độc nhi bất khả chúng . Độc lợi tắc bại , chúng mưu tắc duệ  . Cơ  bất mật tiên phát . Bất hiếu oán phụ mẫu , phụ trái oán tài chủ , thực đa tước bất tế , gia bần nguyện lân hữu . Tại gia bất hội  nghênh  tân khách , xuất ngoại phương tri  thiếu chủ nhân . Đản nguyện hữu tiền lưu khách tuý , thắng như kỵ mã ỷ nhân môn . Bần cư náo  thị vô nhân vấn , phú tại thâm sơn hữu viễn thân . Thế tình khan  lãnh noãn , nhân diện trục cao đê . Nhân nghĩa tận tùng bần xứ đoạn  , thế tình thiên hướng hữu tiền gia . Ngật tận thiên ban vô nhân tri . Y  sam lam lũ bị nhân khi . Ninh tắc vô để kháng  , mạc tắc tỵ hạ hoành  . Mã hành bộ mạn chỉ  nhân sấu , nhân bất phong lưu chỉ  vị bần .


* Dịch nghĩa:-

Sách Cảnh Hạnh chép:  Lợi có thể chung mà không thể một mình, mưu có thể một mình mà không thể đông người.  Lợi một mình thì hư, mưu đông người thì rò rỉ.  Mưu cơ không kín đáo thì họa xảy ra trước.  Ðứa bất hiếu oán cha mẹ, kẻ mắc nợ oán chủ nợ.  Tham nhiều nhai chẳng nát, nhà nghèo mong láng giềng có của.  Ở nhà không biết đón khách, đi ra mới biết ít chủ nhân.  Chỉ mong có tiền giữ khách ở lại nhậu còn hơn cưỡi ngựa tựa cổng người khá Kẻ nghèo ở nơi chợ đông không có người hỏi, kẻ giàu ở non sâu cũng có bà con xa.  Tình đời chỉ xem lạnh ấm, mặt người chỉ nhìn theo cao thấp.  Nhân nghĩa mất theo cảnh nghèo, tình đời chỉ lệch về phía có tiền.  Ăn cả nghìn món không ai biết, áo xổng lam lũ bị người ta khinh ngay.  Thà lấp hang không đáy, không lấp nổi vạch ngang dưới mũi.  Ngựa bước chậm chạp chỉ vì gầy, người không phong lưu chỉ vì nghèo.


*Diễn ca :-

Lợi thì chung hưởng mới là,
Chớ nên hưởng một mình ta sinh rầy.
Mưu thì chỉ một người hay,
Nhiều người biết đến, lộ ngay đấy mà!
Con bất hiếu oán mẹ cha,
Kẻ vay nợ, lại oán nhà cho vay.
Tham đầy mồm, tất khó nhai,
Nghèo mong lối xóm ai ai cũng giàu.
(Phòng khi vay mượn cũng mau,
Trả nợ cũng đỡ đi lâu nhọc người!)
Nhà thưa tiếng khách nói cười,
Ði ra cũng ít được người đón đưa.
Có tiền mời khách say sưa,
Còn hơn ghé ngựa đứng chờ cổng ai.
Nghèo ở chợ chẳng ai hay,
Giàu ở núi, tiếp suốt ngày bà con.
Tình đời ấm lạnh tùy cơn,
Mặt người ngước chốn cao hơn đấy mà!
Khi nghèo, nhân nghĩa phôi pha,
Nhiều tiền mới hút người ta kéo về.
Khi ta đánh chén no nê,
Chẳng ai hỏi lối đi về của ta.
Nhưng khi ta xác xơ ra,
Họ kéo cả nhà xúm lại khinh khi.
Lấp hang không đáy khó chi,
Nhưng chẳng dễ gì lấp miệng xôn xao.
Ngựa gầy bước thấp bước cao,
Người nghèo chẳng biết làm sao đỡ hèn!

17A.

Hoàng kim thiên lạng  vị vi quí , đắc nhân hảo ngữ thắng thiên kim . Thiên kim dị đắc , hảo ngữ nan cầu . Cầu nhân bất như cầu kỷ , năng quản bất như năng thôi , dụng tâm nhàn quản thị phi đa . Năng giả nãi thị chuyết chi nô . Tri sự thiếu thời phiền não thiếu , thức nhân đa xứ thị phi đa . Tiểu thuyền bất kham trọng tải  , thâm kính bất nghi độc hành . Đạp thực địa vô phiền não . Hoàng kim vị vi quí , an lạc trị tiền đa . Phi tài hại kỷ , ác ngữ thương nhân . Nhân vi tài tử , điểu vi thực vong .

* Dịch nghĩa:-

Vàng ròng nghìn lạng chưa phải là quý.  Ðược của người một lời nói tốt quý hơn nghìn vàng.  Nghìn vàng dễ có được, lời nói tốt khó tìm được.  Ðòi hỏi người không bằng đòi hỏi mình.  Cai quản giỏi không bằng triển khai giỏi.  Nặng lòng cai quản sẽ gặp nhiều rắc rối.  Kẻ có khả năng là đầy tớ kẻ vụng dại.  Lúc biết ít việc thì ít phiền não, biết người nhiều quá thì chịu nhiều thị phi.  Thuyền bé không chịu nổi chở nặng, lối đi rậm khuất không nên đi một mình.  Giẫm lên chỗ đất chắc thì không gặp chuyện phiền não.  Vàng ròng chưa phải là quý, yên vui có giá trị hơn tiền nhiều.  Của phi nghĩa làm hại mình, lời dữ làm tổn thương người. Người chết vì của, chim chết vì mê ăn.
 


*Diễn ca :-
Nghìn vàng chưa hẳn quý đâu,
Lời hay lắm lúc in sâu nhiều đời.
Nghìn vàng kiếm cũng ra thôi,
Dễ gì kiếm được một lời hay ho?
Ðòi hỏi mình, mới đáng lo,
Ðòi hỏi người, chỉ tính cho nhất thời.
Giữ cái có, đã khó rồi,
Mở mang cái có, muôn đời ngợi khen.
Ở đời, những kẻ tài năng,
Chỉ làm đầy tớ mấy anh vụng về.
Biết ít, chuyện đỡ nhiêu khê,
Biết nhiều người, chốn, lắm bề thị phi.
Thuyền con chở nặng khó đi,
Nẻo đường rậm khuất, ngại khi một mình.
Vì mồi, chim dễ hy sinh,
Vì của thiên hạ bỏ mình như chơi!

16A.

Hán Thư vân :Thế giao giả cận , thế tận nhi vong . Tài giao giả mật , tài tận tắc sơ /sớ . Sắc giao giả thân , sắc suy nghĩa tuyệt .


* Dịch nghĩa:-

Sách Hán thư nói:  Kẻ giao du bằng quyền thế thì rất thân cận, nhưng quyền thế hết là mất.  Kẻ giao du bằng tiền tài thì rất thân mật nhưng tiền tài hết thì rời nhau.  Kẻ giao du bằng nhan sắc thì rất thân nhau nhưng sắc suy là cắt đứt.


*Diễn ca :-
Thân nhau cùng chức vị cao,
Một bên mất chức, là xao lảng tình?
Thân nhau giữa kẻ lắm tiền,
Một bên phá sản là quên tức thì!
Thân nhau nhan sắc mê si,
Một bên bệnh hoạn nan y là rời!
Ai ơi xin nhắn một lời:
"Tỉnh tâm" cho kỹ mới thôi "thân" nhầm!

15A.

Vương Tham Chính  Tứ Lưu Minh ngôn :

Lưu hữu dư bất tận chi công dĩ hoàn tạo hoá ;
Lưu hữu dư bất tận chi lộc dĩ hoàn triều đình ;
Lưu hữu dư bất tận chi tài dĩ hoàn bách tính ;
Lưu hữu dư bất tận chi phước dĩ di tử tôn .

* Dịch nghĩa:-

Bài minh 「Ðể lại bốn cái」 của Vương Tham Chính viết:
- Ðể lại phần còn thừa của công lao chưa hưởng hết trả lại Tạo Hóa.

- Ðể lại phần còn thừa của bổng lộc chưa hưởng hết trả lại triều đình.

- Ðể lại phần còn thừa của tiền tài chưa hưởng hết trả lại trăm họ.

- Ðể lại phần còn thừa của phước đức chưa hưởng hết trả lại con cháu.
 

*Diễn ca :-

Công lao xin hưởng vừa vừa,
Ðể lại phần thừa trả Tạo Hóa thôi.
Bổng lộc cũng đã hưởng rồi,
Ðể phần thừa lại trả nơi triều đình.
Tiền tài hưởng đủ phần mình,
Phần thừa để lại chúng sinh làm quà.
Phận may hưởng được phước nhà,
Dành cho con cháu, bớt ra một phần.

14A.

Thái Công viết :Bần bất khả khi , phú bất khả thị . Âm dương tương thôi , chu nhi phục thủy  .\

* Dịch nghĩa:-

Thái Công nói:  Nghèo không nên khinh, giàu không nên cậy, âm dương đắp đổi nhau, giáp vòng là quay lại lúc đầu.


*Diễn ca :-
Thấy nghèo thì chớ có khinh,
Thấy giàu chớ tưởng là mình dễ vay.
Âm dương đắp đổi vần xoay,
Hôm qua nghèo đấy, hôm nay giàu rồi!
Ngày mai nghèo lại ngay thôi,
Thế là vận số đã trôi giáp vòng.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

13A.

Trương Vô Tận viết :Sự bất khả sử  tận , thế bất khả ỷ tận , ngôn bất khả đạo tận , phước bất khả hưởng tận . Hữu phước mạc hưởng tận , phước tận thân bần cùng . Hữu thế mạc ỷ tận , thế tận oán tương phùng . Phước hề thường tự tích , thế hề thường tự cung . Nhân sinh kiêu dữ xỉ , hữu thủy  đa vô chung .


* Dịch nghĩa:-

Trương Vô Tận nói:  Việc không nên làm đến hết, thế không nên ỷ hết, nói không nên nói hết, phước không nên hưởng hết.  Có phước không hưởng hết, phước hết mình nghèo túng.  Có thế không dùng hết, thế hết gặp oan trái.  Phước phải thường tiếc, thế phải thường cung kính.  Người kiêu căng với xa xỉ chỉ có được lúc đầu, phần nhiều không có lúc cuối.


*Diễn ca :-
Việc đời giữ mực vừa vừa,
Cần phải biết chừa khoảng cách an ninh.
Chớ nên dốc hết bình sinh,
Có quyền thế phải giữ mình khiêm cung.
Nói năng cũng phải dè chừng,
Có phước chớ hưởng đến cùng cho xong.
Hết phước sẽ gặp long đong,
Hết quyền thế, chuốc mối oan là thường.
Hưởng phước phải biết dè chừng.
Hưởng quyền thế phải nhún nhường giữ thân.
Những người xa xỉ, kiêu căng,
Chỉ được vênh váo, hung hăng lúc đầu.
Rồi ra lép vế về sau,
Ai ơi!  Hãy liệu khuyên nhau vừa vừa!

12A.

Kích Nhưỡng Thi vân :

Bình sinh bất tác trứu mi  sự ,
Thiên hạ ưng  vô thiết xỉ nhân .
Nhĩ hại biệt nhân do tự khả ,
Biệt nhân hại nhĩ khước hà như ?
Nộn thảo phạ sương sương phạ nhật ,
Ác nhân tự hữu ác nhân ma .
Hữu danh khởi tại tuyên ngoán thạch ,
Lộ thượng hành nhân khẩu thắng bi .

Hữu xạ tự nhiên hương , hà tất đương phong lập ?
* Dịch nghĩa:-

Thơ Kích Nhưỡng nói:  Trong đời không làm việc nhíu mày, thiên hạ sẽ không có người nghiến răng.  Mầy hại người khác thì mầy cho là được, người khác hại mầy thì mới sao?  Cỏ non sợ sương, sương sợ mặt trời.  Kẻ ác tự nhiên có kẻ ác giũa mài nó.  Có danh há ở chỗ khắc vào đá cứng?  Những người đi trên đường có miệng hơn bia đá.  Có xạ tự nhiên thơm.  Cần gì phải đứng đầu gió?

*Diễn ca :-
Ðừng làm thiên hạ chau mày,
Thì thiên hạ chẳng có ai căm hờn.
Mầy hại người, tưởng mầy hơn,
Người ta hại lại, mầy còn nói chi?
Cỏ non sương muối teo đi,
Mặt trời rọi xuống, sương kia tan tành.
Kẻ ác cứ tưởng lừng danh,
Phải tôn kẻ khác đàn anh mấy hồi?
Danh đâu khắc đá đỉnh đồi?
Nó nằm ở miệng người đời đấy thôi.
Xạ thơm thì đã thơm rồi,
Cần chi phải đặt ở nơi gió nhiều?

11A.

Nhân phi Nghiêu Thuấn , yên năng mỗi sự tận thiện ?Nhân bần chí đoản , phước chí tâm linh . Bất kinh nhất sự , bất trường nhất trí . Thành tắc diệu dụng , bại tắc bất năng . Thị phi chung nhật hữu , bất thính tự nhiên vô . Lai thuyết  thị phi giả , tiện thị thị phi nhân . Nhược thính nhị diện thuyết  , tiện kiến tương ly biệt .


* Dịch nghĩa:-

Người ta không phải là vua Nghiêu vua Thuấn làm sao mọi việc đều tốt hết mức được? Người nghèo thì lập chí kém, phước đến thì lòng tinh tế ra.  Không từng trải một việc thì không khôn ra một chút, việc thành thì cho là tuyệt vời, việc bại thì cho là không có khả năng.  Phải trái cả ngày phải có.  Cứ không nghe là tự nhiên thành không có.  Kẻ đến nói chuyện phải trái tức là con người lắm chuyện.  Nếu nghe hai kẻ lắm chuyện như thế nói, sẽ thấy cả hai cách biệt hẳn nhau.

10A.

Lão Tử viết :  [ Đa tài thất kỳ thủ chính  , đa học hoặc ư sở văn .]


* Dịch nghĩa:-

Lão Tử nói:  Của nhiều làm mất đi cái chân lý mình bám giữ.  Học nhiều làm nghi hoặc vốn kiến thức đã thu thập.


*Diễn ca :-
Của nhiều, lý tưởng hao đi,
Học nhiều, nghi hoặc những gì tưởng hay.

9A.

Sớ Quảng viết :Hiền nhân đa tài tắc tổn kỳ chí , Ngu nhân đa tài tắc ích kỳ quá .


* Dịch nghĩa:-

Sớ Quảng nói:  Người giỏi có nhiều của thì hao tổn chí hướng của họ.  Người ngu có nhiều của thì càng có thêm cái lỗi của họ.


*Diễn ca :-

Người giỏi có lắm của,
Của làm nhụt chí đi.
Kẻ ngu có lắm của,
Của xui tội thêm ghi.

7A.

Thái Công viết :Phàm nhân bất khả nghịch tương , hải thuỷ bất khả đẩu lương . Khuyến quân mạc kết oán , oán thâm nan giải kết . Nhất nhật kết thành oán , thiên nhật giải bất triệt . Nhược tương ân báo oán , như thang khứ bát  tuyết . Nhược tương oán báo oán , như lang trọng kiến yết . Ngã kiến kết oán nhân , tận bị oán ma chiết  .

* Dịch nghĩa:-

Thái Công nói:  Người ta không nên đoán trước qua bề ngoài.  Nước biển không thể đong bằng chén uống rượu.  Khuyên người chớ kết oán, oán sâu khó cởi ra.  Một ngày kết thành oán, nghìn ngày cởi chẳng sạch. Nếu đem ơn đáp oán, như đem nước sôi dội tuyết.  Nếu đem oán đáp oán, như chó sói gặp bọ cạp.  Ta thấy những người kết oán đều bị oán làm cho sứt mẻ cả.

*Diễn ca :-
Ðừng xét người đời kiểu đoán trước,
Nước biển đem cốc lường sao được?
Khuyên ai chớ có kết oan gia,
Oan gia đã buộc khó gỡ ra.
Oan gia, dù chỉ một ngày kết,
Cởi suốt nghìn ngày cũng không hết.
Nếu đem ơn nghĩa đáp oan gia,
Như dội nước sôi, tuyết chảy ra.
Nếu cứ đem oan báo oan riết,
Sói gặp bọ cạp chịu hết xiết.
Ta từng thấy bao kẻ gây oan,
Hết thảy đều chuốc bao nguy nan...

6A.

Thuỷ để ngư , thiên biên nhạn , cao khả xạ hề đê khả điếu . Duy hữu nhân tâm chỉ xích gian , chỉ xích nhân tâm bất khả liệu . Thiên khả đạc  , địa khả lượng , duy hữu nhân tâm bất khả phòng . Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt , tri nhân tri diện bất tri tâm . Đối diện dữ ngữ , tâm cách thiên sơn .

* Dịch nghĩa:-

Cá đáy nước, nhạn bên trời, cao có thể bắn, thấp có thể câu, chỉ có lòng người trong khoảng gang tấc nhưng gang tấc ấy không thể đo, đất có thể lường chỉ có lòng người không thể ngừa.  Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương.  Biết người biết mặt không biết lòng.  Ðối diện chuyện trò, lòng cách nghìn non.

*Diễn ca :-
Cá đáy nước, nhạn bên trời,
Dễ câu, dễ bắn, lòng người mới gay.
Thà đo trời thẳm đất dày,
Lòng người nham hiểm dễ ai biết ngừa?
Xương hùm ai dám vẽ chưa?
Vẽ da, ai cũng biết vừa sức hơn!

Chuyện trò tay bắt mặt mừng,
Lòng đây lòng đấy nghìn trùng cách xa. 
5A.
Sách Tả truyện nói:  Ý hợp thì Ngô Việt (*) thân nhau.  Ý không hợp thì tình ruột thịt cũng làm cừu địch.  Nghi người thì đừng dùng, dùng người thì đừng nghi.
5.
Vật phát triển đến tột cùng thì phải quay ngược lại:  vui tột cùng thì đau buồn, hợp tới tột cùng thì chia lìa, thế lực thịnh tất sẽ suy, suy tột cùng thì thịnh lại.
4. 
Sách Cảnh Hạnh chép:  Cây có cách nuôi thì gốc rễ bền mà cành lá tốt, đồ làm rường cột mới thành.  Nước có cách nuôi thì suối nguồn khỏe, dòng chảy dài, cái lợi tưới tiêu được rải khắp.  Người có cách nuôi thì chí khí lớn mà kiến thức sáng suốt, kẻ sĩ trung nghĩa mới xuất hiện.
Kẻ khéo chán nhiều nhọc, kẻ vụng chán nhàn rỗi.

- Người thiện bị ghét là nhu nhược, kẻ ác bị ghét là ương ngạnh.

- Kẻ giàu bị ghen ghét, kẻ nghèo bị khinh bỉ.

- Kẻ siêng bị cho là tham lam, kẻ kiệm bị cho là bủn xỉn.

Thấy tận mắt mà không nhận ra mọi người đều cho là ngu ngốc.

Nhìn ra vận hội mà làm lại có kẻ nói là gian hùng.

Nghĩ kỹ những chuyện ấy nên phải làm.

Làm người khó, làm chuyện làm người khó.

Làm người khó thay!  Làm người khó thay!

Viết cho hết giấy, bút khô mực.

Lại vẫn phải viết mấy câu:  Làm người khó thay!
Sách Tố thư nói:  Suy xưa nghiệm nay là để khỏi lầm.  Muốn biết vị lai, trước phải xét dĩ vãng.
2.
Sách Cảnh Hạnh chép:  Viên ngọc không vết có thể làm thuế nước, con hiếu đễ có thế làm của gia bảo.  Của gia bảo dùng rồi cũng có khi hết, trung hiếu đem hưởng không hết.  Nhà hòa thuận thì nghèo cũng tốt, bất nghĩa thì giàu có ra gì?  Chỉ còn một đứa con hiếu, cần gì con cháu nhiều?  Cha không lo trong lòng vì con có hiếu, chồng không phiền não vì có vợ hiền.  Nói nhiều nói bậy đều do rượu, tình nghĩa chấm dứt, người thân chia lìa chỉ vì tiền.  Ðã nhận cái vui bất thường thì nên phòng mối lo bất trắc.  Vui tột độ thì buồn sinh ra, được yêu chiều phải nghĩ đến lúc chịu nhục.  Ở cảnh yên vui phải lo lúc nguy cấp.  Vinh nhiều thì nhục lớn.  Lợi nặng thì hại sâu, danh vọng càng lớn thì khiển trách càng nặng, công to tất có khi cùng khốn kỳ lạ.  Yêu lắm tất sử dụng lắm, khen lắm tất xỉ vả lắm, vui lắm tất lo lắm, xấu hổ lắm tất mất lắm.  Ái ân sinh phiền não, đeo đuổi đại trượng phu.  Trước sân mọc lên cỏ báo điềm tốt.  Dù có gặp việc tốt cũng không bằng không có.
Bài Tư thế thông huấn viết:  Phép trừng trị của cõi âm chậm mà không lọt.  Thể chế của cõi dương gần mà có cách trốn thoát.  Lưới cõi dương dày mà dễ lọt, lưới cõi âm thưa mà khó trốn thoát.
Chim sẻ mổ ăn quay nhìn bốn phía.  Chim én ngủ thoải mái không nghi ngại gì.  Ðộ lượng lớn, phước cũng lớn.  Mưu cơ sâu họa cũng sâu.
Muôn việc do trời chớ có gượng tìm.  Sao phải khổ khổ dùng lòng tính mọi cách.  Chớ nên mơ tưởng hão huyền ngoài ba bữa cơm.  Gió no buồm rồi thì cuộn buồm lại.  Bày ra việc rồi việc đẻ việc ngày nào mới xong?  Lo hại người, lo người hại lại, lúc nào mới thôi?  Mối oan nên cởi không nên thắt.  Mỗi người hay quay đầu nhìn phía sau.
Ðất xấu trổ hoa muộn,
Nghèo nàn phát phước chậm.
Ðừng bảo rắn không sừng,
Thành rồng chưa biết lúc nào.
Chỉ cần xem trăng trên trời,
Tròn trặn có lúc khuyết.
Cùng một dáng người, mấy dáng tâm,
Một loại trà cơm, một loại người.
Cùng lúc sáng trời, cùng lúc đêm về,
Mấy người giàu sang, mấy người nghèo?
Quân tử lúc nghèo có lễ nghĩa.
Tiểu nhân chợt giàu liền khinh nghèo.
Ðông Hải Long Vương (*) thường ở đời,
Ðược thời chớ cười người mất thời.
Mọi người hãy nhẫn nại sống theo thời,
Biết người khác ai sống được trăm năm?
Bài thơ cảnh báo con của Bàng Ðức Công viết:  Người đời có cả trăm nghề để theo.  Chớ nên đến gần cửa cờ bạc.  Nó có khả năng khiến anh hùng làm kẻ thấp hèn.  Nó cởi bỏ giàu sang làm thành kẻ nghèo đói.  Áo xống lam lũ, bạn thân cũng chê cười.  Ruộng đất tiêu ma, cốt nhục gây gổ.  Không tin thì chỉ cần xem trong làng xóm.  Ðã có nhiều người suy bại ngay trước mắt.
Thiên Nội Tắc nói:  Hễ sinh con nên chọn ở bà mẹ có khả năng, tất tìm người khoan dung, hiền lành, ôn hòa cung kính, thận trọng mà ít lời, nhờ họ làm thầy cho con.  Con biết ăn cơm dạy cầm (đũa) tay phải.  Con biết nói, con trai phải dạ, con gái phải vâng, trai thắt lưng da, gái thắt lưng tơ.  Lên sáu tuổi dạy đếm số và gọi tên phương hướng.  Lên bảy tuổi, con trai con gái không ngồi chung chiếu, không ăn uống chung.  Lên tám tuổi ra vào cửa ngõ cho đến ngồi chiếu, ăn uống, tất phải làm sau người lớn, bắt đầu dạy tính kính trên nhường dưới.  Ðến chín tuổi, dạy chúng đếm ngày.  Ðến mười tuổi ra học thầy ngoài, ăn ngủ ở ngoài.
Thái Công nói:  Con trai mà mất sự rèn dạy thì lớn lên ngu bướng.  Con gái mà mất sự rèn dạy thì lớn lên vụng về sơ suất.  Phương pháp dạy con trai là đừng nghe nói dối.  Phương pháp dạy con gái là đừng để lìa xa mẹ.  Con trai tuổi lớn chớ tập thói ham vui nhạc rượu.  Con gái tuổi lớn đừng để chơi bời lêu lổng.  Cha nghiêm sinh con trai hiếu thảo.  Mẹ nghiêm sinh con gái khéo léo.  Thương con nên cho nhiều roi vọt, ghét con mới cho ăn uống nhiều.  Thương con chẳng làm nó thành công, ghét con làm nó có năng lực.  Cành dâu uốn khi nhỏ, lớn to uốn không cong.  Người ta đều yêu châu ngọc, ta yêu con cháu tài năng.
Lã Vinh Công nói:  Người đời mà trong nhà không có cha anh giỏi, ngoài đời không có thầy bạn giỏi mà làm nên được là hiếm lắm
http://tchanhpb.violet.vn/entry/show/entry_id/5946019/cat_id/5021356